Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Chiết xuất và phân lập isoflavone từ cây đậu nành Glycine max

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 435
Join date : 09/10/2011

Chiết xuất và phân lập isoflavone từ cây đậu nành Glycine  max  Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiết xuất và phân lập isoflavone từ cây đậu nành Glycine max    Chiết xuất và phân lập isoflavone từ cây đậu nành Glycine  max  Icon_minitimeMon May 07, 2012 3:09 pm

Chuyên đề: Chiết xuất và phân lập isoflavone từ cây đậu nành Glycine max

Giá: 50K


ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước ta có được những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu nên nguồn dược liệu phong phú là một trong những lợi thế để ngành Dược nước ta phát triển theo hướng hiện đại hóa các thuốc y học cổ truyền , thuốc có nguồn gốc dược liệu. Mặt khác, các chế phẩm dược liệu có tính an toàn và đạt hiệu quả điều trị không kém so với các chế phẩm tân dược.

Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm protein. Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Từ trước đến nay, sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người.

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra flavonoid, là những chất chống oxy hóa, có nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau như trái cây, rau củ, thảo mộc, ngũ cốc và chocolate, rất tốt cho sức khỏe con người. Trong cây cỏ, flavonoids giúp điều hoà sự sống và tăng trưởng, chống tác dụng nguy hại của ánh sáng cực tím. Tiến sĩ Catherine Rice Evans thuộc International Antioxidant ResearchCentre, Luân Ðôn báo cáo rằng: genistein và daidzein thuộc nhóm isoflavones có khả năng chống oxi hóa hữu hiệu nhất.

Năm 1989, Viện Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National CancerInstitute, NCI) đã trợ cấp cho chương trình 5 năm nghiên cứu về những thực phẩm ngăn chận ung thư. Qua đó, giới khoa học gia khám phá ra đậu nành là một thực phẩm đặc biệt, vừa bổ dưỡng vừa có thể ngăn ngừa bệnh ung thư. Người Á Ðông nhờ ăn nhiều đậu nành, nên có tỷ lệ bệnh ung thư thấp hơn người dân Mĩ gấp 4 lần. Theo nghiên cứu của các bệnh viện, thực đơn với đậu nành có thể làm hạ thấp cholesterol dưới mức mục tiêu.

Phytoestrogen là thành phần có thể gặp với hàm lượng tương đối cao ở nhiều thực phẩm quen thuộc của dân cư châu Á, đặc biệt trong đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ đậu nành. Phytoestrogen trong đậu nành, là isoflavones có cấu trúc hóa học rất gần với estrogen, một nội tiết tố nữ, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương, bằng cách làm giảm tỷ lệ tiêu hao xương và kích hoạt hình thành các tế bào tạo xương. Đậu nành đang được nghiên cứu vì nó có khả năng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh Alzheimer, tiểu đường type 2, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm các triệu chứng mệt mỏi của phụ nữ ở tuổi mản kinh. Vì thế, phụ nữ Châu Á ít bị bệnh tim mạch hơn phụ nữ Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, flavonoid từ thực phẩm đậu nành hoạt động như chất chống viêm trong phổi và giúp phòng chống các tác nhân gây ung thư của thuốc lá.
Ðậu nành cũng tạo ích lợi cho nam giới. Ðậu nành bảo vệ nam giới tránh bệnh ung thư tuyến tiền liệt (prostate gland). Do genistein ngăn cản sự tăng trưởng của bướu. Theo tiến sĩ Wing-Ming Keung của đại học Harvard thì các hoạt chất của isoflavones ngăn cản không cho kích thích tố nam bị phá hoại. Ngoài ra, đậu nành cung cấp vitamin B, amino axit và chất béo có lợi cho tim.

Mặc dù trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây đậu nành, nhưng tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học trong đậu nành, đặc biệt là các isoflavonoid. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu đậu nành ở Việt Nam rất đa dạng và có giá trị sinh học cao. Từ những lí do trên, đề tài “chiết xuất và phân lập các isoflavonoid từ đậu nành (Glycine max)” được xây dựng.
Về Đầu Trang Go down
https://sharedocs.forumvi.com
 
Chiết xuất và phân lập isoflavone từ cây đậu nành Glycine max
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ :: Y Khoa - Y Dược-
Chuyển đến